Nhắc đến kênh phân phối là đề cập đến chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối trực tiếp do đây là hình thức phân phối ít tốn kém và dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên, mỗi một kênh phân phối lại có những ưu và nhược điểm riêng. Và bài viết này Winmap sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kênh phân phối gián tiếp cũng như những hình thức phân phối có trong kênh phân phối này!
1. Kênh phân phối gián tiếp là gì?
Phân phối gián tiếp là kênh phân phối nhờ vào các đơn vị trung gian để thực hiện các hoạt động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Phân phối gián tiếp phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ như: nước giải khát, rượu, bia hay các mặt hàng thực phẩm,..
Sử dụng kênh phối gián tiếp sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể giải quyết được bài toán phủ rộng hàng hóa ra khắp mạng lưới thị trường, chiếm được ưu thế cạnh tranh và giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu trong quá trình xây dựng kho bãi, bộ máy vận hành, khả năng giao nhận hàng hóa.
2. Ưu nhược điểm của kênh phân phối gián tiếp
Phân phối gián tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí đầu tư ban đầu cho khâu phân phối. Nhà sản xuất chỉ cần tập trung đầu tư vào chi phí sản xuất, nghiên cứu sản phẩm thay vì lo từ khâu sản xuất cho đến khâu phân phối như kênh phân phối trực tiếp.
Các nhà sản xuất chỉ cần lựa chọn cho mình những đơn vị trung gian phân phối đủ tin cậy là đã có thể xử lý tốt khâu phân phối cho sản phẩm của mình. Đơn vị trung gian phân phối chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp nhà sản xuất xử lý tốt quy trình bán hàng, điều phối đơn hàng. Từ đó giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi sử dụng kênh phân phối gián tiếp cũng sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng sự nhận diện sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh những ưu điểm, kênh phân phối gián tiếp cũng tồn tại những nhược điểm như:
- Do mối quan hệ giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối là quan hệ đối tác. Vậy nên việc quản lý các trung gian bán hàng là điều không hề dễ dàng với các nhà sản xuất.
- Khi thông qua trung gian phân phối chắc chắn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm đáng kể so với việc cung cấp hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng. Do nhà sản xuất phải chiết khấu lại % hoa hồng dựa trên doanh số bán mà vẫn phải đảm bảo giá thành sản phẩm hợp lý trên thị trường.
- Với các đơn vị sử dụng mạng lưới trung gian phân phối càng nhiều thì chi phí hoa hồng cho trung gian phân phối sẽ được tính trên giá thành của sản phẩm. Điều này sẽ khiến cho giá bán bị tăng cao và nếu doanh nghiệp không tính toán kỹ sẽ khiến cho mức giá bán sản phẩm không có tính cạnh tranh. Từ đó, sản phẩm khó có thể trụ vững được trên thị trường.
3. 06 hình thức phân phối gián tiếp
Với kênh phân phối gián tiếp nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm vào thị trường thông qua 6 hình thức phân phối gián tiếp sau:
- Phân phối hàng hóa gián tiếp thông qua hệ thống các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam như Vincom,…
- Phân phối sản phẩm thông qua các chuỗi siêu thị lớn, nhỏ: Vinmart, big C,…
- Phân phối gián tiếp các sản phẩm qua cửa hàng tiện ích tại các thành phố lớn.
- Thông qua các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ.
- Phân phối sản phẩm qua các khu vực chợ truyền thống.
- Và cuối cùng là phân phối sản phẩm thông qua các cửa hàng chuyên doanh.
4. Ba kênh phân phối gián tiếp
Kênh phân phối gián tiếp được chia làm 3 cấp khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn kênh phân phối với cấp độ khác nhau.
- Kênh phân phối 1 cấp bao gồm các chủ thể: Nhà sản xuất > người bán lẻ > người tiêu dùng. Với kênh phân phối 1 cấp, nhà sản xuất sẽ thông qua nhà bán lẻ để phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối này chỉ sử dụng một trung gian phân phối duy nhất là các đại lý bán lẻ để cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Bạn có thể bắt gặp mô hình phân phối này đối với các sản phẩm như: đồ điện tử, máy móc thiết bị công nghiệp,…
- Kênh phân phối 2 cấp sẽ xuất hiện thêm đối tượng đại lý bán buôn. Kênh phân phối gián tiếp sẽ có 4 chủ thể đó chính là: nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Với 2 trung gian phân phối, hàng hóa sẽ đi từ nhà sản xuất đến đại lý bán buôn rồi từ đại lý bán buồn đến đại lý bán lẻ, cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng. Tại kênh phân phối này, đại lý bán buôn và bán lẻ sẽ đóng vai trò kết nối người tiêu dùng với nhà sản xuất để giúp bao phủ thị trường rộng lớn hơn kênh phân phối 1 cấp.
- Cuối cùng là kênh phân phối 3 cấp bao gồm: nhà sản xuất, tổng đại lý nhà bán buôn, nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Với kênh phân phối 3 cấp này, nhà sản xuất sẽ hợp tác với đại lý và giao cho họ lựa chọn các đơn vị bán buôn, bán lẻ.
Việc áp dụng các kênh phân phối gián tiếp phù hợp là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Kênh phân phối gián tiếp của Vinamilk
Bên cạnh kênh phân phối trực tiếp, Vinamilk cũng đưa sản phẩm ra thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối gián tiếp. Tất cả các sản phẩm sữa của thương hiệu này có mặt ở hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng tiện lợi, đại lý bán lẻ, thậm chí là các chợ truyền thống trên cả nước. Tuy nhiên, hãng này sẽ hạn chế phân phối qua các cấp nhỏ lẻ mà thường phân phối đến đại lý và để đại lý làm việc trực tiếp với các đơn vị phân phối nhỏ lẻ như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,…
Với hệ thống nhà máy sữa lớn trên cả nước, hiện nay Vinamilk đã có khoảng 1500 đại lý cấp 1, hơn 5000 đại lý nhỏ lẻ và hệ thống siêu thị lớn nhỏ trên thị trường. Có thể nói, Vinamilk là một trong những tên tuổi lớn chiếm được thị phần lớn trong ngành sữa tại Việt Nam.
6. Phần mềm DMS Winmap
Để đảm bảo hoạt động phân phối của doanh nghiệp được hiệu quả thì hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cần đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý hệ thống kênh phân phối. Một trong những phần mềm được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ hiện nay sử dụng đó chính là phần mềm DMS Winmap.
Với phần mềm DMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát hệ thống kênh phân phối gián tiếp, thúc đẩy động lực bán hàng ra thị trường và phát triển các điểm bán hàng trong hệ thống kênh phân phối sao cho hiệu quả nhất. Từ đó, gia tăng doanh số bán gấp 2-3 lần mà không tốn nhiều chi phí hay sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức ở khâu phân phối của doanh nghiệp. Lựa chọn phần mềm DMS Winmap doanh nghiệp có thể thực hiện hóa mục tiêu về doanh số của mình.